Ý nghĩa của bánh Mochi trong các ngày lễ, Tết Trung Thu -

Ý nghĩa của bánh Mochi trong các ngày lễ, Tết Trung Thu

Mochi (tiếng Nhật, もち) là một loại bánh dày nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo được dùng để ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh và có ý nghĩa mang lại may mắn. Bánh Mochi là vật cúng không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ bày trí Mochi ở hốc tường Toko-noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagami-mochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh.

Ngày Tết, Tết Trung Thu, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ. Vào những ngày truyền thống, người Nhật cột bánh Mochi trên thanh tre dài và nướng trong đống lửa họ ăn bánh Mochi nướng tại lễ Dondo-yaki sẽ mang lại sức khỏe suốt cả năm. Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật.

Bánh Mochi là món ăn truyền thống rất được người Nhật yêu thích. Nguyên liệu để làm bánh không có gì khác ngoài gạo. Đó là loại gạo nếp ngọt và dẻo, người Nhật gọi là gạo Mochi. Vì được làm từ gạo dẻo nên bánh Mochi có độ kết dính rất cao.

Bánh gạo Mochi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để cho ra những món bánh Mochi khác nhau

Chày và cối giã bằng gỗ là hai vật dụng không thể thiếu trong quá trình làm bánh Mochi. Phải có ít nhất hai người cùng thực hiện các thao tác giã bánh truyền thống. Trước khi đem ra giã, người ta trộn gạo Mochi với đường cát trắng và nước cốt dừa, rồi hấp cách thủy cho đến khi gạo chín.

Giã bột Mochi

Khi gạo đã hấp xong, họ cho cơm Mochi vào cối. Hai người dùng chày gỗ chà mạnh để hạt cơm nát ra tạo thành khối bột thô. Một người trong nhóm tiếp tục dùng chày giã mạnh và đều tay trong khi người còn lại liên tục đảo khối bột và vẩy một ít nước lên đó để bột trở nên day mịn, trơn láng. Sau 30 phút, khối bột đã được giã xong. Giờ thì nó có thể được nấu lên, nướng hoặc kết hợp với nhiều nguyên liệu khác để cho ra những món bánh Mochi khác nhau.

Bánh Mochi nướng

Làm bánh Mochi để tạ ơn thần linh

Tại thành phố Ichi-noseki, tỉnh Iwate, một nhóm nông dân đang tụ tập bên cánh đồng. Họ giã bột chuẩn bị làm bánh Mochi để tạ ơn trời đất sau một vụ mùa bội thu. Tại Nhật, những sự kiện như thế này đã trở thành tập quán. Bánh gạo Mochi có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa truyền thống Nhật Bản. Khi mùa vụ kết thúc, người Nhật đều tổ chức buổi lễ như thế này để bày tỏ lòng biết ơn đối với thần linh.

Bánh Mochi được làm từ gạo vì theo quan niệm của người Nhật, hạt gạo là tinh hoa của trời đất, là cội nguồn của sự sống mà thần linh đã ban phát cho họ.

Bột Mochi khi giã xong để một thời gian sau chúng sẽ trở nên khô và cứng. Lợi dụng đặc điểm này, người Nhật chia khối bột lớn ra thành những cục bột nhỏ hình tròn hoặc chữ nhật để bảo quản dài ngày. Khi cần, họ chỉ việc lấy ra và nấu thành những món ăn.

Kaku-mochi

Người Nhật gọi bánh Mochi hình chữ nhật là Kaku-mochi. Nó ra đời tại kinh thành Edo vào thế kỉ XVIII, giữa thời Edo. Lúc bấy giờ, dân số của kinh thành khá đông đúc, khoảng 1 triệu người. Họ sống tập trung tại những khu nhà dài gọi là nagai-ya. Diện tích của mỗi căn nhà khá nhỏ hẹp, do đó, gian bếp dùng làm nơi nấu nướng cho cả gia đình cũng có diện tích rất khiêm tốn. Mỗi khi làm bánh Mochi, các bà nội trợ lại rủ hàng xóm cùng làm. Công việc diễn ra tại sân chung của khu nhà. Vì có nhiều người cùng góp công sức và nguyên liệu, nên bánh Mochi sau khi làm xong được cắt ra thành những miếng nhỏ hình chữ nhật như nhau để phân phát đồng đều cho tất cả mọi người. Bánh kaku-mochi ra đời từ đó.

Kagami-mochi dâng lên thần linh

Tại Nhật Bản, từ xa xưa, mọi người luôn lòng tôn trọng đối với hạt gạo, loại ngũ cốc quí báu nuôi dưỡng họ. Bởi lẽ đó, bánh Mochi làm từ gạo không chỉ được dùng để ăn trong cuộc sống hàng ngày mà còn là vật phẩm dâng lên thần linh.

Bánh Mochi là vật cúng không thể thiếu trong các gia đình Nhật Bản nhân dịp năm mới. Họ bày trí bánh gạo Mochi ở hốc tường Toko-noma trang trọng trong phòng khách hoặc trong nhà bếp. Những chiếc bánh này được gọi là Kagami-mochi, tức bánh Mochi dâng lên thần linh. Kagami-mochi được tạo thành từ hai chiếc bánh Mochi hình tròn nhỏ và lớn chồng lên nhau giống như cái hồ lô. Ngày Tết, người Nhật cúng bánh Mochi để cầu nguyện cho sự trường thọ. Trên đỉnh của kagami-mochi, người ta đặt một quả cam với mong ước gia đình phồn thịnh.

Không những thế, bánh Mochi còn gắn liền với từng giai đoạn trưởng thành quan trọng trong đời người. Trong lễ hội dành cho các em bé vừa mới chập chững biết đi, các bé sẽ cõng trên lưng chiếc bánh gạo nặng 1.5 kg và bước đi dưới sự giúp sức của phụ huynh. Mục đích của lễ hội là cầu nguyện cho các bé mau ăn chóng lớn, mạnh khỏe.

Bánh Mochi trong các ngày quan trọng

Khi vượt qua giai đoạn trẻ thơ, bước vào tuổi trưởng thành và kết hôn, bánh Mochi lại xuất hiện trong lễ cưới của mọi người.

Theo phong tục, một số người tiến hành nghi thức giã bánh gạo Mochi ngay trên sân khấu làm lễ cưới của cô dâu – chú rể. Truyền thống này đã được lưu truyền từ rất lâu. Chú rể cũng tự tay giã bánh ngay tại tiệc cưới của mình. Sau đó, đôi uyên ương thực hiện nghi thức ăn bánh Mochi. Đặc điểm của loại bánh gạo nếp này là rất dẻo và dính, vì vậy, người Nhật cho rằng, những cặp vợ chồng cùng ăn bánh Mochi sẽ sống với nhau mãi mãi, không thể tách rời nhau.

Bánh Mochi cũng có mặt trong lễ dựng nhà mới Choto-shiki của người Nhật. Buổi lễ do một vị chức sắc trong Thần Đạo chủ trì. Sau đó, những người phụ trách công trình sẽ ném bánh gạo ra phía trước hiên nhà với niềm tin các vị thần đất đai sẽ phù hộ cho việc xây dựng tòa nhà thành công, không gặp trở ngại. Số bánh Mochi bị ném đi sẽ được các em nhỏ nhặt hết. Đây được xem là sự chia sẻ niềm vui với gia chủ. Đối với người Nhật, bánh Mochi theo chân họ từ khi mới được sinh ra, đến lúc trưởng thành và tự lập cuộc sống riêng.

Canh Zoni

Bánh Mochi là nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn. Điển hình nhất là món canh Zoni. Nó là sự kết hợp giữa bánh Mochi, rau và thịt. Canh zoni là món ăn không thể thiếu trong các gia đình người Nhật vào dịp năm mới.

Đa dạng các loại bánh Mochi

Bánh mochi Châu Anh được kết hợp giữa các tinh hoa ẩm thực Việt – Nhật. Bánh Châu Anh gần giống như bánh mochi nhưng được thay đổi, cải tiến tạo thêm cho món bánh sự đặc biệt bởi hồn Việt, bởi nét đặc trưng Hà Nội. Bánh có lớp vỏ bên ngoài mềm, dai, nhân bánh vị ngọt thanh, mát dịu. Đặc biệt bánh được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên như khoai môn tím, đậu đỏ, đỗ xanh, vừng đen, cơm dừa… nên đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Không chỉ độc đáo, bánh phục vụ tiệc cưới, hội nghị Châu Anh còn rất ngon lành, hấp dẫn. Vị khoai môn cuối tiệc gợi nên sự thanh tao, không khiến thực khách phát ngấy bởi những dấu ấn của đồ ăn trước đó. Bánh gợi sự trải nghiệm mang cảm giác dài lâu. Đây cũng là một trong những cách để cảm nhận, từ từ lắng sâu và nhớ lại. Không quá lạ mà tinh tế, không quen mà thân thiết. Nhờ vậy, bánh khoai môn tiệc cưới, bánh mochi Châu Anh chính là chút gợi nhắc, lưu luyến cuối sau những lần gặp mặt. 

Không thể phủ nhận rằng sự khéo léo vận dụng các nguyên liệu, chắt lọc công thức, nghệ thuật tạo phối hình giúp Châu Anh có được những tác phẩm mang giá trị thực sự với người chiêm ngưỡng. Nhưng sự gia giảm các hương vị, sự tâm huyết và cảm nhận đúng vị khiến “tác phẩm khoai môn” trở nên hấp dẫn hơn. Bởi vậy, bánh khoai môn, bánh mochi Châu Anh luôn sở hữu vẻ ấn tượng từ phong cách truyền thống đặc trưng Âu Á, gắn thêm nét Việt Nam, và sự đặc biệt rất Hà Nội.

Những món ăn liên quan đến bánh mochi là một thế giới đa sắc màu, nó tùy thuộc vào từng vùng miền và tài biến hóa của các nghệ nhân làm bánh.

5/5 - (10 bình chọn)

Comments

comments